Cô gái có thể trở thành Einstein thứ hai: Chế tạo máy bay thành công ở tuổi 14
(Ảnh: Yahoo News)Ở tuổi 12, cô bé Sabrina Gonzales Pasterski vốn dĩ đã là một phi công cùng vận hành chiếc máy bay FAA1. Ở tuổi 14, cô bé đã được tự mình chế tạo thành công chiếc máy bay động cơ đơn và nó đã được cấp giấy chứng nhận ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Tất nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu …
Ở tuổi 14, cô bé Pasterski đặt chân đến MIT để kiếm tìm sự phê duyệt cho chiếc máy bay cô tự mình thiết kế. Lúc này, Thư ký điều hành MIT, Peggy Udden liền để mắt tới cô bé bởi nhà phát minh này còn quá trẻ.
Ban đầu, các giáo sư tại MIT không hoàn toàn thuyết phục rằng cô bé thiên tài này sẽ làm được những gì. Do đó, họ đã xếp cô bé vào danh sách chờ để được nhập học vào ngành Vật lý tại MIT. Chỉ khi Thư ký Udden trình chiếu video quay lại cảnh Pasterski tự chế tạo chiếc máy bay riêng, khi đó hai Giáo sư Allen Haggerty và Earll Murman mới bị thuyết thục và chấp thuận để cô vào học.
“Chúng tôi đều há hốc miệng sau khi xem nó, tiềm năng của cô gái quả là ngoài sức tưởng tượng”, GS Haggerty hồi tưởng.
Quá hiển nhiên, Pasterski quả thực là một cô gái phi thường. Cô đã tốt nghiệp MIT với số điểm trung bình 5.00 hoàn hảo, mức điểm cao nhất ở MIT. Và bây giờ, khi ở tuổi 22 , cô đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại trường Đại học Harvard và đã công bố hai bài báo rất được hoan nghênh trong lĩnh vực của mình, Vật lý lý thuyết.
Công trình nghiên cứu về Hiệu ứng trí nhớ xoay vòng của sóng hấp dẫn (Spin Memory Effect of Gravitational Waves) và “Tam giác” (The Triangle) (cũng có liên quan tới trọng lực) đã giúp cô giành được sự công nhận từ các nhà vật lý học nổi tiếng như Stephen Hawking. Qua các nghiên cứu này, cô đã nhận được sự chấp nhận của giới khoa học chuyên nghiệp.
Pasterski cũng gây chú ý với tất cả các nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ, chẳng hạn như các thiên tài tại NASA. Bên cạnh đó, Jeff Bezos – nhà sáng lập Công ty Hàng không Vũ trụ Blue Origin – luôn mong mỏi được mời cô về phát triển nghiên cứu sau khi cô tốt nghiệp. Cô cũng là người nhận được các nguồn tài trợ khác nhau cho các nghiên cứu của mình và là một trong những người giành được ủng hộ về lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới từ Steve Jobs – cựu tổng giám đốc điều hành hãng Apple.
Vậy cuộc sống thường ngày của Pasterski như thế nào? Cô gái xinh đẹp và tài ba này chưa từng quan tâm tới mối quan hệ lãng mạn nào, cũng chưa từng có các tài khoản mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Thế nhưng cô sở hữu một website cho riêng mình mang tên PhysicsGirl.com (cô gái vật lý) với mục đích liệt kê những việc cô đang làm. Cô cũng không uống rượu hay hút thuốc lá. “Tôi muốn ở trong trạng thái tỉnh táo hơn, và kiểm soát được những gì nên làm, những gì không nên làm”, cô chia sẻ.
Lời nói của cô đủ thể hiện một con người đầy trí tuệ. Nếu được bằng một nửa kỷ luật và tự kiểm soát giống như cô đã là đủ rồi. Cô đang nghiên cứu về Vật lý lý thuyết và đặc biệt quan tâm về hố đen và lực hấp dẫn, trọng lực.
Chúng ta có lẽ không hiểu được những nghiên cứu hay phát minh của cô, nhưng giới khoa học và vật lý thật sự vui mừng về bước đột phá này. Rất có thể thiên tài mới này sẽ là hi vọng của chúng ta trong việc tìm hiểu cách thức liên lạc với người ngoài hành tinh, hay thậm chí di chuyển lên một hành tinh mới.
Có lẽ cô gái tuyệt vời này cũng đã truyền cảm hứng cho chúng ta để có thể phấn đấu hơn nữa. Cô là một thiên tài, nhưng đồng thời Pasterski cũng là một người cật lực làm việc , theo lời trích dẫn của cô.
“Vật lý bản thân nó đã đủ thú vị. Nó không giống như một công việc ngày 8 tiếng. Khi bạn thấy mệt mỏi, hãy đi ngủ; và khi bạn không mệt, bạn đến với vật lý.”
Cô gái có thể trở thành Einstein thứ hai: Chế tạo máy bay thành công ở tuổi 14
Reviewed by namdaik
on
06:19:00
Rating:
Không có nhận xét nào: